Mẹo ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học
Học thuộc và đọc bảng tuần hoàn hóa học không phải là điều đơn giản đối với hầu hết học sinh. Mẹo nhanh giúp bạn ghi nhớ và đọc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sẽ giúp việc này trở nên dễ dàng hơn.
- Hệ thống hóa kiến thức Hóa học ôn thi THPTQG
- Tổng hợp PP giải BT Hóa học
- Luyện đề thi Hóa học CẤP TỐC
1. Tìm hiểu một vài nguyên tố mỗi ngày
Bạn nên học bảng tuần hoàn hóa học với 10 nguyên tố đầu tiên trong bảng. Khi thành thạo 10 nguyên tố này, bạn học thêm 10 nguyên tố tiếp theo. Sau đó, bạn quay trở lại ôn 10 nguyên tố trước để ghi nhớ cùng lúc. Cứ như vậy, bạn sẽ học hết 118 nguyên tố trong bảng tuần hoàn Mendeleev.
2. In ra một bản photo của bảng tuần hoàn hóa học
Với bản in ra đó, bạn sẽ mang đi khắp nơi để tranh thủ học bất cứ lúc nào thuận tiện. Bạn nên in thành nhiều bản cùng lúc. Giữ một cái bản gốc cất đi và những bản photo để trong cặp hoặc balo mang theo bên mình.
Hoặc bạn có thể chụp ảnh bảng tuần hoàn vào điện thoại hoặc máy tính để mang sử dụng học mọi lúc mọi nơi tiện dụng và hiệu quả.
3. Tạo các thẻ thông tin flashcards cho từng nguyên tố
Với thẻ flashcard, bạn viết một mặt là tên nguyên tố như Ag, S, Cu cùng số nguyên tử. Một mặt bạn điền thông tin đầy đủ về nguyên tố đó như bạc, lưu huỳnh hoặc đồng. Ngoài ra, việc ghi thêm những thuộc tính của nguyên tố trong bảng tuần hoàn sẽ giúp bạn học đầy đủ hơn.
4. Viết một cụm từ giúp bạn nhớ từng nguyên tố
Bạn hãy dùng một khẩu hiệu ngắn, một câu chuyện hoặc thực tế liên quan đến âm thanh, biểu tượng của nguyên tố này. Lưu ý là cụm từ ngắn gọn, súc tích sẽ giúp bạn nhớ tên, ký hiệu và các thuộc tính của nguyên tố.
Ví dụ, Argentina được đặt tên theo kim loại bạc Argentum hoặc Ag khi người Tây ban nha định cư ở đây vì họ nghĩ rằng đất nước này có nhiều bạc. Hoặc tạo ra một cái gì đó hài hước theo cách của mình.
Cách học như sau:
Nhóm I: Hai, Li, Nào, Không, Rót, Cà, Fê (H,Li,Na,K,Rb,Cs,Fr)
Nhóm II: Banh, Miệng, Cá, Sấu, Bẻ, Răng (Be,Mg,Ca,Sr,Ba,Ra)
Nhóm III: Bố, Ai, Gáy, Inh, Tai (B,Al,Ga,In,Tl)
Nhóm IV: Chú, Sỉ, Gọi em, Sang nhắm, Phở bò (C,Si,Ge,Sn,Pb)
Nhóm V: Nhà, Phương, Ăn, Sống, Bí (N,P,As,Sb,Bi)
Nhóm VI: Ông, Say, Sỉn, Té, Pò (O,S,Se,Te,Po)
Nhóm VII: Phải, Chi, Bé, Yêu, Anh (F,Cl,Br,I,At)
Nhóm VIII: Hằng , Nga , Ăn , Khúc , Xương , Rồng (He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn)
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn ghi nhớ và sử dụng bảng tuần hoàn hóa học hay bảng tuần hoàn Mendeleev một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. Yolearn chúc bạn học tốt môn Hóa.
Các bài viết phổ biến
-
Hướng dẫn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học năm 2020
-
Bộ GD&ĐT chính thức sửa đổi khung kế hoạch thời gian năm học
-
Đề thi, đáp án đề thi Tổ hợp Khoa học Xã hội - kì thi THPT QG 2019
-
Bộ GD-ĐT thông tin về thời gian đi học trở lại của cấp mầm non đến THCS
-
Cách tính điểm tốt nghiệp thi THPT QG 2020
-
Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2020 - 2021