HỌC TOÁN VUI - VUI HỌC TOÁN

Thứ bảy, ngày 30/03/2019 1052

 

Các em thân mến! Máy tính bỏ túi được coi là trợ thủ đắc lực cho các em trong học tập và đời sống. Điều này đồng nghĩa với việc kỹ năng tính nhẩm của các em sẽ bị mai một, thậm chí sẽ mất đi trong tương lai.

Vì vậy, các thầy cô giáo của Yolearn sẽ đưa ra bí quyết "Nhân nhẩm số chẵn chục, chẵn trăm" cho các bạn thích tư duy hoặc muốn cải thiện khả năng tính nhẩm của mình. Mời các em theo dõi bài viết dưới đây của thầy Nguyễn Thanh Cảnh, giáo viên chuyên môn Toán học thuộc Hệ thống giáo dục trực tuyến Yolearn":

"Có một số cách nhân nhẩm mà nhiều người đã biết và hay áp dụng. Chẳng hạn, đưa về nhân một số với một số chẵn chục, chẵn trăm.

Ví dụ:

  • Nhân 17 với 29 thì ta nhân 17 với 30 bằng 510 rồi nhẩm trừ đi 17 sẽ được kết quả 493. 
  • Nhân 195 với 7 thì nhân 200 với 7 rồi trừ đi 35 để có kết quả là 1365.
  • Nhân 24 với 31 thì lại nhân 24 với 30 bằng 720 rồi cộng thêm 24 để được kết quả 744.

Những kĩ thuật trên chỉ nên áp dụng khi có một thừa số gần với số chẵn chục, chẵn trăm nhất (chỉ hơn kém nhau một vài đơn vị).

 

Các bài viết liên quan:

 

Bài viết dưới đây chỉ không phù hợp với trình độ của học sinh từ lớp 2 trở xuống. Biết rằng sử dụng máy tính bỏ túi đã trở thành kĩ năng thành thạo với nhiều học sinh trong học tập song cách nhân nhẩm dưới đây lại vô cùng hữu ích cho những ai mong muốn rèn luyện suy nghĩ cho trí não và ý thích tìm tòi trong hành động, trong tư duy.

Bài viết này, nói về việc nhân nhẩm 2 số có 2 chữ số mà hàng chục giống nhau (ví dụ 14 x 12; 23 x 27, …)

Trước hết, ta nêu lại: số có 2 chữ số, chẳng hạn là 35 thì số 3 gọi là chữ số hàng chục, còn số 5 gọi là chữ số hàng đơn vị. Dưới đây, sẽ trình bày các bước nhận nhẩm 2 số có 2 chữ số mà hàng chục giống nhau.

  • Bước 1: Lấy số này cộng với hàng đơn vị số kia, rồi nhân với chữ số hàng chục. Kết quả, tạm gọi là S. Ví dụ:13 + 2 =15 x 1 = 15 hoặc 54 + 6 = 60 x 5 = 300
  • Bước 2: Nhân 2 hàng đơn vị với nhau.

        + Nếu tích là số nhỏ hơn 10 thì chỉ cần viết vào sau kết quả S, ta sẽ được đáp số.

        + Nếu tích là số lớn hơn 10 thì thêm hàng chục của tích này vào kết quả trên rồi mới viết hàng đơn vị của tích vào sau nó.

Dưới đây, sẽ nêu vài ví dụ chi tiết để dễ hình dung.

Chẳng hạn, khi tiến hành phép nhân: 13 x 1227 x 28 ta làm như sau:

Phép toán: 13 x 12

Phép toán: 27 x 28

- Bước 1: 13 + 2 =  15; 15 x 1 = 15

- Bước 1: 27 + 8 = 35; 35 x 2 = 70

- Bước 2: 3 x 2 = 6 = 06

- Bước 2: 7 x 8 = 56

- Đáp số: 13 x 12 = 156

- Đáp số: 27x28 = 756

 

Cứ theo cách làm trên, các thầy cô có thể hướng dẫn học sinh nhân nhẩm các số có hai chữ số mà hàng chục đều giống nhau. Chúng ta có thể làm tốt hơn nếu như vận dụng cách làm này khi nhân hai số thập phân hoặc nhân 2 số mà chữ số hàng chục không giống nhau hoặc số chữ số khác nhau.

Mời các em cùng thử sức tìm kết quả các phép nhân trong bảng dưới đây:

1

0,14 x 12

4

16 x 180

7

15 x 27

10

13 x 26

2

1,3 x 1,7

5

4,3 x 0,48

8

150x 12

11

23 x 37

3

2,3 x 27

6

0,12 x 0,13

9

1,4 x 1600

12

1,3 x 2,5

Chúc các em có những trải nghiệm thú vị với Toán học và hãy ôn tập chăm chỉ để vượt qua kì thi THPTQG sắp tới nhé!"

Tác giả: Thầy Nguyễn Thanh Cảnh - Giáo viên chuyên môn Toán học - Hệ thống Giáo dục trực tuyến Yolearn