Hé lộ những đặc quyền chỉ có ở nghề Phi công
Chu du năm châu bốn biển, thu nhập trăm triệu mỗi tháng, nghề phi công may mắn sở hữu “phòng làm việc” ấn tượng nhất thế giới với tầm nhìn đẹp kỳ diệu và liên tục thay đổi mỗi ngày… Đó chỉ là 3 trong số những đặc quyền chỉ nghề phi công mới có.
>>>>TÌM HIỂU THÊM CHỌN TRƯỜNG TẠI ĐÂY
“Phòng làm việc” độc nhất vô nhị
Khác với những công việc dưới mặt đất, nghề phi công là một trong những hề hiếm hoi có “phòng làm việc” thuộc top ấn tượng nhất, và hơn thế nữa - được thay đổi mỗi ngày. Đó là thế giới từ trên cao mang vẻ đẹp ấn tượng, ngoạn mục đến khó tin. Những người cầm lái “con chim sắt” sẽ thường xuyên được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của trái đất ngay trong buồng lái từ lúc bình minh cho đến khi màn đêm buông xuống. Đây là “đặc quyền” riêng mà không phải nghề nào cũng có cơ hội tận mắt chứng kiến những điều kỳ diệu ấy.
Mức lương 9 số và chế độ đãi ngộ xứng đáng
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không và sự khan hiếm nhân lực trong buồng lái, những người “điều khiển chim sắt” đều có mức lương cao ngất ngưởng.
Tin từ Cục hàng không Việt Nam, năm 2019, tiền lương bình quân cho đội ngũ phi công của hãng lên tới 120 triệu đồng/tháng và vẫn đang tăng lên theo thời gian. Thực tế, con số này chỉ là mức lương trung bình bởi thu nhập của mỗi phi công sẽ khác nhau phụ thuộc vào cấp bậc, loại máy bay điều khiển, giờ bay và thâm niên công tác. Nên các bạn cũng đừng quá ngạc nhiên khi có những Phi công thu nhập hàng tháng lên tới 200 đến 300 triệu đồng.
Ngoài thu nhập khủng, các phi công còn được nhận nhiều chế độ đãi ngộ cực tốt. “Đặc quyền” cho gia đình, các bậc phụ huynh nào có con làm phi công chắc chắn sẽ rất hãnh diện khi luôn được hưởng ưu đãi giá vé máy bay lên đến 90%.
Đối với bản thân, nhiều người vẫn nghĩ phi công sẽ luôn phải “vi vu” trên bầu trời mà không có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn trái ngược. Thời gian nghỉ phép của phi công vô cùng đặc biệt khi cứ 9 tuần làm việc, phi công sẽ được nghỉ liền 1 tuần để thoải mái dành thời gian cho gia đình, bạn bè.
Là một trong những yếu tố quan trọng đối với nghề phi công, các hãng hàng không cũng luôn dành ra các quyền lợi đặc biệt nhằm chăm sóc và đảm bảo sức khỏe cho nhân sự trong tổ lái: 1 năm khám sức khỏe 1 lần đối với người dưới 40 tuổi, và 6 tháng 1 lần cho những người trên 40 tuổi.
Du lịch và trải nghiệm văn hóa năm châu “miễn phí”
Không chỉ có thu nhập khủng, các phi công còn có cơ hội được chu du đến nhiều miền đất và biết thêm về nhiều nền văn hóa mới thú vị. Ước tính, một phi công có thể đặt chân đến khoảng hơn 30 quốc gia và 50 thành phố khác nhau khi thực hiện toàn bộ lộ trình bay trong và ngoài nước. Mỗi khi hạ cánh ở một vùng đất mới, khoảng thời gian dành ra để tham quan, giao lưu với người bản địa sẽ giúp các phi công học hỏi và tăng thêm trải nghiệm cho bản thân.
Từ đó, bạn “ngộ ra được rằng: không có khái niệm dân tộc này hạ đẳng, dân tộc kia thượng đẳng, cũng không có nền văn hóa siêu việt hay thấp kém” - Cơ trưởng Nguyễn Nam Liên chia sẻ. Mỗi ngày đi làm không chỉ là những chuyến bay đơn thuần mà là cả một cuộc hành trình.
Một trong những nghề “hot” nhất hiện nay
Tại Việt Nam, sự tăng trưởng nóng của ngành hàng không khi nhu cầu từ người dân “ai cũng muốn bay” kéo theo sức ép về cơ sở vật chất và nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong buồng lái.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nguồn nhân lực phi công trong nước không đủ cung cấp cho các hãng hàng không, vì vậy mà các hãng vẫn chủ yếu phải dựa vào nhân sự thuê từ nước ngoài. Với nhu cầu hiện nay, các hãng hàng không lớn tại Việt Nam sẽ phải “đau đầu” để tuyển cho đủ số phi công lấp đầy số lượng lớn máy bay và chuyến bay liên tục theo nhu cầu của thị trường.
Nghề không bao giờ ngừng học
Với những quyền lợi “đẳng cấp” thì đi liền với đó là trách nhiệm đòi hỏi phi công phải luôn nỗ lực học hỏi. “Chúng mình phải làm một bài thi kiểm tra kiến thức và khả năng 6 tháng một lần, trong đó có cả thực hành xử lý các tình huống khẩn cấp. Mục đích là đảm bảo trong trường hợp bất thường xảy ra, phi công hoàn toàn kiểm soát được tình huống”, cơ trưởng Nguyễn Quang Đạt chia sẻ.
Không chỉ vậy, những người “điều khiển chim sắt” còn phải trải qua các kỳ sát hạch đối mặt với thời tiết xấu, các kỹ năng phản ứng nhanh trước mọi tình huống trong quá trình bay. Điều đó cho thấy phải thực sự đam mê, nghiêm túc với nghề nghiệp thì các Phi công mới có thể đối mặt với áp lực công việc và không ngừng học hỏi để hoàn thiện mình.
Các bài viết phổ biến
- Học sinh mầm non đến THCS, THPT nghỉ đến 15/3 (trừ cuối cấp)
- Hướng dẫn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học năm 2020
- Covid-19 diễn biến phức tạp, các tỉnh gửi hoả tốc cho học sinh nghỉ ngay trong đ...
- 5 tuyệt chiêu viết mở bài áp dụng cho mọi câu nghị luận văn học lớp 11, 12
- Các tỉnh thành thông báo cho học sinh bắt đầu đi học lại từ ngày 20/4
- HS trở lại trường ngày 2/3: Đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của giáo viên và học sin...