Có nên học ngành Kinh doanh Quốc tế?

Thứ năm, ngày 11/06/2020 902

Kinh doanh Quốc tế là một ngành học năng động và mang tính toàn cầu. Việc sở hữu bằng đại học ngành Kinh doanh Quốc tế là cơ hội để các bạn trẻ Việt Nam vươn cao và vươn xa hơn trong sự nghiệp.

>>>>TÌM HIỂU THÊM CHỌN TRƯỜNG TẠI ĐÂY

Ngành học được nhiều bạn trẻ săn đón

Các hiệp định kinh tế quốc tế được ký kết như: Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh Á Âu; Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) và gần đây nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… là cơ hội lớn cho sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Điều này đã tạo ra cơ hội rộng mở cho nhiều ngành mới phát triển, ngành Kinh doanh Quốc tế là một ví dụ điển hình.

Kinh doanh quốc tế (International Business) là gì? Các chủ thể và ...

Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế bạn có cơ hội làm việc ở nhiều lĩnh vực. Tùy thuộc vào năng lực, trình độ, kinh nghiệm của mỗi người mức lương đạt được sẽ khác nhau và tăng dần theo khả năng. Với trường hợp, sinh viên mới ra trường, các công ty sẽ sẵn sàng chi trả mức lương cơ bản dao động từ 7 - 9 triệu đồng/tháng.

Cơ hội làm việc rộng mở cùng nhiều nhiều lợi hấp dẫn, nên nhân lực của Kinh doanh Quốc tế này liên tục tăng mạnh. Những năm gần đây, ngành học này trở nên "hot", lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ.

Kinh doanh Quốc tế - Nghề nghiệp rộng mở

Ngành Kinh doanh Quốc tế trang bị cho các sinh viên kiến thức về tổng quan thương mại quốc tế, chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm nền phát triển của thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập về đầu tư, kinh tế quốc tế tại Việt Nam, chống bán phá giá, thanh toán quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, tranh chấp trong thương mại quốc tế cũng như nhiều kỹ năng mềm khác.

Những đặc trưng của trường kinh doanh quốc tế năm 2018 - Việc Làm ...

Chính vì vậy, cơ hội việc làm dành cho các bạn sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế cực kỳ rộng mở như: logistic, chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế, chuyên gia marketing quốc tế, chuyên gia xúc tiến thương mại, nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế, chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về kinh doanh quốc tế, chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng, chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế, chuyên viên nghiên cứu thị trường…

Theo các nhà kinh tế nghiên cứu, nhân sự ngành nghề Kinh doanh Quốc tế hiện nay chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu của các doanh nghiệp do ngành này còn đang khá mới đối với các bạn trẻ Việt Nam. Nhờ đó, triển vọng về cơ hội việc làm dành cho các bạn sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế trở nên rất lớn vì vẫn chưa giải quyết được tình trạng thiếu hụt nhân sự.