Bạn sẽ làm nghề gì trong tương lai?

Thứ năm, ngày 06/06/2019 1417

 

Đó là câu hỏi của nhiều bạn trẻ trước ngưỡng cửa đầu tiên của cuộc đời sau khi hoàn thành xong 12 năm đèn sách. Trước quyết định trọng đại này, bạn cần chuẩn bị cho mình những hành trang gì?

1. Dành thời gian để hiểu mình:
Trước khi lựa chọn hướng đi cho bản thân, bạn cần tự trả lời các câu hỏi:
- Bạn yêu thích cái gì?
- Bạn có khả năng thực hiện nó không?
- Bạn muốn trở thành người như thế nào trong tương lai?
Thực tế đã chứng minh, những người thành công, giàu có trên thế giới đều cảm thấy yêu thích công việc họ đang làm, Bill Gates, Jack Ma, Steve Jobs là những ví dụ điển hình. Và đa số họ đều khuyên các bạn trẻ trước khi bắt đầu lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai đừng chỉ chăm chăm vào trường vào nghề, mà trước tiên hãy dành thời gian để hiểu mình, khám phá năng lực, tính cách và con người mình muốn trở thành trong tương lai.

2. Tìm hiểu về ngành học mình định theo đuổi:
Gần đây chúng ta ít nghe thấy cụm từ "thừa thầy thiếu thợ" song tình trạng thừa nhân lực ở những ngành HOT đang ngày một gia tăng. Khối ngành Kinh tế đang được đánh giá là ngành có nhiều người chọn nhất trong vài năm trở lại đây, vì ai cũng nghĩ học kinh tế DỄ XIN VIỆC. Nhưng thực tế không như vậy khi nhân lực được đào tạo ngành kinh tế tại Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng khi sinh viên Kinh tế sau khi ra trường cái gì cũng biết 1 ít nhưng không sâu cả về chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp.
Dưới đây là gợi ý 6 nhóm ngành HOT trong thời đại công nghiệp 4.0 phù hợp với các bạn trẻ:

 
Không chạy theo đám đông, chọn ngành phù hợp với khả năng, sở thích của mình

3. Tìm hiểu về trường đào tạo:
Khi đã chọn được ngành phù hợp, hãy thật cẩn thận trong việc chọn ngôi trường để “chọn mặt gửi vàng”. Một trong những lời khuyên của các chuyên gia mỗi mùa tư vấn tuyển sinh là nên chọn trường có thế mạnh trong lĩnh vực mà mình đã chọn. Vẫn lấy ví dụ với ngành Kinh tế, trước khi nộp hồ sơ, các bạn sĩ tử nên đặt ra câu hỏi : “Liệu tấm bằng Kinh tế ở những trường đại học không thuộc nhóm ngành này thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá như thế nào?”, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho bản thân.

4. Trải nghiệm nghề nếu có cơ hội

Không cần chờ đến kì thực tập, bạn hãy tự mình trải nghiệm nghề nếu có cơ hội. Bạn nên tận dụng các cơ hội có được làm một số việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để xem thử năng lực, tính cách của bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không. Ví dụ: Nếu bạn theo nhóm ngành Kinh tế vì mê kinh doanh, bạn hãy dành tiền tiết kiệm của mình để làm thử nghề buôn bán nhỏ. Việc này sẽ cho bạn 1 số kinh nghiệm thực tế về nghề và các cách xử lý các trường hợp phát sinh trong công việc.

Chu San