Bị điểm kém có xấu không?

Thứ bảy, ngày 08/06/2019 2318

Thời đi học, điểm kém luôn là nỗi ám ảnh của tất cả các bạn học sinh. Đối mặt với nó có thể là sự sợ hãi, xấu hổ, cũng có thể là động lực tiềm tàng để chính bạn vươn lên. Điểm kém có thực sự xấu? Nếu biết cách ứng xử khi bị điểm kém, bạn sẽ học được từ những lỗi lầm của mình để biến điểm kém thành " điểm có ích"

1.Chấp nhận điểm kém.

Cầm trên tay bài thi mà trên ô điểm là con số không mong ước, chắc chắn bạn sẽ rất hụt hẫng. Đừng giữ cảm xúc này quá lâu vì điều đó sẽ gây ra hệ lụy là làm cho tinh thần của bạn trở nên tồi tệ hơn. Không nên nghiền ngẫm, suy nghĩ về điểm số với thái độ tiêu cực. Vậy bạn nên làm gì?
- Chấp nhận nó: Đừng quá khắt khe với bản thân rằng "bạn đáng lẽ phải có số điểm cao hơn". trên thực tê, những gì bạn thể hiện trong bài kiểm tra đã là nỗ lực tốt nhất trong thời điểm làm bài.
- Điểm kém không nói nên năng lực: nó chỉ là sự sai sót nhất thời trong cả 1 quá trình. việc bạn mong muốn 1 số điểm cao hơn cũng đã thể hiện bạn có khả năng và muốn đòi hỏi nhiều hơn ở bản thân.
- Dùng các hoạt động khác để tạm dừng suy nghĩ về điểm kém: tập thể dục, nói chuyện..

Dùng các hoạt động khác để tạm dừng suy nghĩ về điểm kém: tập thể dục, nói chuyện..

2.Phát hiện lỗi sai.

Rất nhiều bạn khi bị điểm kém mặc định nó là một nỗi xấu hổ lớn nên không muốn xem lại. Nhưng nếu bạn muốn mình cải thiện điểm ở những lần tới bắt buộc bạn phải nhìn lại thất bại của mình.

Bạn hãy tìm ra những lỗi sai ở bài kiểm tra, tổng hợp và chia các lỗi sai theo các dạng để có thể xử lý.
Có nhiều loại lỗi do bạn thiếu tính cẩn thận nhưng cũng có những lỗi liên quan đến kiến thức. Nếu bạn bị điểm kém vì tính cẩu thả của mình thì hãy tự kiểm điểm lại ngay và khắc phục nó. Nếu lỗi sai liên quan đến kiến thức, bạn nên đi tìm lời giải từ những người bạn học trong lớp. Hãy học hỏi những phương pháp làm bài của họ, nhiều lời giải của các bạn học giỏi rất hay mà khiến các thầy cô cũng bất ngờ. Nhưng nếu lỗi sai đấy quá khó mà cả những bạn trong lớp không thể xử lý thì bạn nên đi tìm thầy cô. Đừng ngại nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn luôn nghĩ rằng thầy cô luôn nghiêm khắc với mình. Thực sự, bạn cũng nên biết thầy cô sẽ rất yêu quý những bạn có cố gắng trong học tập. Hơn nữa thầy cô luôn là người hiểu rõ bạn nhất về điểm mạnh và điểm yếu.

Nếu bạn muốn mình cải thiện điểm ở những lần tới bắt buộc bạn phải nhìn lại thất bại của mình


3.Xử lý hậu quả của điểm kém.

-Bạn nên đặt mục tiêu cải thiện điểm số bằng cách lập kế hoạch học tập và bám sát vào đó. Bạn cần dành nhiều thời gian hơn cho những lỗi về kiến thức trong bài thi - Tìm kiểu kĩ những nguyên nhân và cách giải quyết nó:
+Lập kế hoạch học tập và hàng ngày bám sát vào đó.
+Phân bổ thời gian học tập và giải trí. Chú ý đến giấc ngủ của mình, bởi sau khi được ngủ đủ, não bộ của con người sẽ làm việc hiệu quả hơn.
+Loại bỏ mọi yếu tố gây phân tâm như: mạng xã hội, game online,...
-Ngoài ra, bạn nên tìm kiếm các cơ hội "xóa nợ" ngay trên lớp. Hãy chăm chỉ giơ tay phát biểu, lên bảng giải đề để có cơ hội được "gỡ điểm" hoặc cộng điểm bù. Mặt khác, nếu bạn làm bài có sai thì cũng sẽ được các thầy cô sửa lỗi trực tiếp cho mình.
-Bạn chú ý thêm đến những nguồn hỗ trợ mà bạn có thể tiếp cận: học từ bạn bè, học theo nhóm, học online,...để khắc phục những thiếu sót của bản thân.

Hi vọng, sau khi đọc bài viết này, bạn có thể có 1 cái nhìn khác về điểm kém để không tự ti, không lo sợ mà coi đó như là một kỉ niệm đẹp thời đi học. Hãy luôn ghi nhớ một điều: "Người mạnh nhất không phải là người luôn chiến thắng, người mạnh nhất là người không bao giờ bỏ cuộc khi gặp thất bại".