Những lỗi sai học sinh dễ mắc phải khi làm bài thi môn Vật Lí THPT QG

Thứ năm, ngày 11/04/2019 3705

 

Trong ba môn Toán, Lí, Hóa thì môn Lí là môn dễ học và dễ gỡ điểm nhất trong kì thi THPT QG. Để đạt điểm cao trong bộn môn này ngoài việc bạn trang bị kiến thức , các kĩ năng thì khi làm bài thi các bạn cần phải đọc kĩ đề, làm tỉ mỉ từng câu một.

Đặc biệt trong ma trận đề thi thường xuất hiện những câu hỏi mẹo đánh lừa, các câu hỏi tường chừng đọc là có thể làm ngay nhưng lại là những câu hỏi bẫy.  Vì vậy, khi làm bài các bạn không nên chủ quan để tránh mắc phải 5 sai lầm đánh tiếc gây mất điểm trong bài thi Môn Vật Lí THPT QG dưới đây nhé:

Truy cập tại đây: Cùng Yolearn Luyện hàng trăm đề  thi môn vật lí  THPT QG - nhận ngay kết quả sau khi hoàn thành bài kiểm tra.

1. Làm lần lượt từng câu một

Trong đề thi môn vật lí có tất cả 50 câu hỏi bao gồm cả những câu hỏi lí thuyết và bài tập, các câu dễ chiếm khoảng 60% còn lại các câu hỏi có độ khó khác nhau. Các câu hỏi dễ và khó thường được trộn vào lẫn nhau vì vậy nếu bạn làm từng câu một thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lí khiến bạn bị rối cuống khi làm bài. Để tránh tâm lí bị hoang mang thì các bạn nên làm theo Phương pháp nhảy cóc câu nào làm được ngay thì làm trước , câu nào mà không chắc đáp án hoặc phải tính toán nhiều thì tạm bỏ qua làm sau

Ví dụ như trong bải có khoảng 20 – 25 câu hỏi lí thuyết, bài tập áp dụng công thức hay các phép tính đơn giản ra được luôn kết quả thì bạn ưu tiên làm trước. Những câu bạn tạm thời quên kiến thức thì thi bạn dùng bút đánh dấu lại để quay lại làm sau nhắm những câu đạt được 5 – 6 điểm trước. Rồi mới quay lại làm những câu đã đánh dấu chú thích trước đó. Trong trường hợp sắp hết giờ những câu khó mà bạn chưa làm ra đáp án thì bạn chọn câu nào cảm thấy đúng nhất để hoàn thành bài thi.

Một ví dụ phân tích câu hỏi có trong đề thi Lí: Chiếu ánh sáng có bước sóng λ = 0,4 μm vào kim loại nào dưới đây thì có xảy ra hiện tượng quang điện ngoài

A. Bạc               B. Đồng               C. Kẽm               D. Xesi

Hướng dẫn trả lời: Câu hỏi này ngoài nắm điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện ngoài (λ≤ λo) học sinh phải thuộc λo của các kim loại. Bình thường chúng ta có 0,26μm, đồng 0,30 μm và kẽm 0,35 μm không gây ra hiện tượng quang điện từ đó làm phép loại trừ chọn ra đáp án D.

 

2. Đọc nội dung và yêu cầu của bài không kĩ

Thường khi ngồi trong phòng thi tâm lí không thoải mái căng thẳng nên thường mắc phải các sai lầm là đọc qua qua đề bài, chỉ đọc đến các số liệu và dữ kiện bài đưa ra mà không đọc kĩ yêu cầu đề dẫn đến hiếu sai nội dung và chọn sai đáp án cần tìm.

Để tránh mắc phải sai làm này thì các bạn nên gạch chân các key quan trọng ví dụ như tần số – chu kỳ, nhẹ nhất – mạnh nhất, có thể – không được, không đúng, gần giá trị nào nhất

Ví dụ: Một người đi xe máy trên đoạn đường cứ 6m lại gặp một ổ gà, tần số dao động khung xe là 2Hz. Để tránh rung lắc mạnh nhất người đó không được đi với tốc độ nào?

A. 21,6 km/h                  B. 43,2 km/h                    C. 36,0 km/h                      D. 18,0 km/h

Phân tích trả lời: bài toán này học sinh phải nhớ về điều kiện xảy ra cộng hưởng từ khi sẽ rung lắc mạnh nhất, đó là tần số (chu kỳ) ngoại lực cưỡng bức xấp xỉ bằng tần số (chu kỳ) dao động riêng của hệ dao động.

Trong bài, chu kì dao động riêng bài cho sẽ là To = 1/f = ½ = 0,5s. Các em coi ngoại lực bước lên xe khi gặp ổ gà có chu kì T = 6/v (v là tốc độ xe). Từ đó T = To à v = 12 m/s = 43,2 km/h. Đáp án cuối cùng là B.

 

3. Tô nhầm đáp, mắt nhìn đáp án này to nhầm vào đáp án khác

Lỗi này là một trong lỗi phổ biến trong tất cả các kì thi mà ai cũng mắc phải, các bạn khi đi thi thường làm đáp án ra giấy nháp hoặc khoanh trực tiếp vào đề sau đó gần cuối giờ mới tô đáp án vào phiếu trả lời câu trắc nghiệm. Áp lực về thời gian sợ hết giờ nên học sinh dễ bị tô nhầm đáp án so với lựa chọn trước đó của mình

Ví dụ: hiện nay đèn Led đang có những bước nhảy vọt trong ứng dụng thị trường dân dụng và công nghiệp rộng rãi như bộ phận hiển thị trong các thiết bị điện tử, đèn giao thông, trang trí nội, ngoại thất…Nguyên lý hoạt động của đèn LED dựa vào:

A.  Quang phát điện               B. Catot phát quang               C. Hóa phát điện               D. Điện phát quang

Trả lời: Với câu hỏi này các em có thể suy luận loại bỏ phương án A, C nhưng với 2 đáp án còn lại học sinh có thể đánh nhầm nếu không nhớ kỹ SGK phần chữ in nhỏ trong bài phát quang đã học.

Thí sinh làm bài thi môn vật lí tô nhầm đáp án 

4. Quên không đổi đơn vị các đại lượng

Một trong những lỗi ngớ ngẩn dở khóc dỡ cười của học sinh làm mất điểm đáng tiếc là không đổi các đơn vị đại lượng về cùng 1 đơn vị. Sau khi đọc đề câu hỏi xong bạn cần xác định rõ các dữ liệu cần chuyển cùng về đơn vị đại lượng chung để trong việc tính toán sẽ ra kết quả đỡ giải ra rồi nhưng không có đáp án đúng lại mất công dò lại đề và giải lại từ đầu. Hoặc trong đề thi có đáp án trùng với kết quả bạn không đổi đơn vị.

Một số đại lượng các em bắt buộc phải nhớ những đại lượng vật lý thường gặp như x, A (m), K (N/m), động năng, thế năn, cơ năng, (J), U(V), H(z),…

Chẳng hạn cho câu hỏi:

Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng là 0,60 μm. Năng lượng của phôtôn ánh sáng này bằng:

A. 2,07 eV.                     B. 4,073 eV.                   C. 3,312.10-19 eV.                 D. 6,152.10-19 J.

Áp dụng công thức, năng lượng photon = hc/λ, ấn máy ra: 3,312.10-19; nhiều học sinh bất cẩn chọn ngay đáp án C. Nhưng đơn vị ở phép tính trên là J nên không có đáp án đúng theo đơn vị này ở bốn phương án trên, vì vậy phải nhớ đổi ra đơn vị eV, 1eV = 1,6.10-19 J. Do đó 3,312.10-19 : 1,6.10-19  = 2,07 eV, chọn đáp án A mới là chính xác.

Ngoài ra, khi tính cơ năng W = 0,5mω2A2, lực kéo về F = mω2x, độ lớn lực đàn hồi Fđh = k.|độ biến dạng lò xo| thì chú ý đơn vị của A, x, |độ biến dạng lò xo| trong những công thức trên phải đổi về m (mét). Nhiều thí sinh bị sai khi xuất hiện những đáp án nhiễu có tính toán của người làm đề!

 

5. Kết quả không phù hợp thực tế

Trước khi thi, thí sinh nên xem lại toàn bộ bảng biểu trong sách giáo khoa: Bảng tốc độ truyền âm (v) trong các chất (v trong không khí 00C <  v trong không khí 250C < v trong nước 250C < v trong sắt < v trong nhôm); bảng khoảng bước sóng của thang sóng điện từ (tia gama, tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến); bảng giới hạn quan điện ngoài các kim loại (kim loại kiềm thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy, bạc, nhôm, đồng, kẽm thuộc vùng tử ngoại); bảng giới hạn quang dẫn của một số bán dẫn (thuộc vùng hồng ngoại)…

Các em cũng cần nhớ, tần số ánh sáng phát nhỏ hơn tần số ánh sáng kích thích và bước sóng ánh sáng phát quang thì dài hơn (lớn hơn) bước sóng của ánh sáng kích thích.

Trên đây là những chia sẻ về những sai lầm hay gặp trong bài thi Môn vật lí THPT QG dựa trên những kinh nghiệm thực tế giảng dạy và luyện đề. Hy vọng sẽ giúp các em khắc phục được những sai lầm để tránh mất điểm đáng tiếc.

Xem thêm: Lớp TỔNG ÔN CẤP TỐC VẬT LÍ THPTQG – GIẢNG VIÊN TRẦN DUNG