Làm thế nào để lên kế hoạch ôn tập hiệu quả?

Thứ năm, ngày 13/06/2019 7335

 

Đối với mỗi học sinh ai cũng có mong muốn học giỏi, đạt điểm cao, thi đậu vào trường mình mong ước. Để làm được điều đó thì chúng ta nên học như thế nào? Nếu không phát huy tinh thần tự học, tự tổ chức kế hoạch học tập thì rất khó đạt kết quả cao. Vậy để có một kế hoạch học tập khoa học, chúng ta phải làm sao?.... dưới đây Yolearn sẽ chia sẻ các bạn 3 bước đề xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả. 


 

1. Phân tích đặc điểm và năng lực của bản thân
Mỗi người chúng ta đều có những đặc điểm học tập khác nhau: có người thích học các môn xã hôi, có người lại thích học các môn tự nhiên, có người lại thích học tư duy về ngôn ngữ…
Nhưng đối với các cấp học phổ thông thi đòi hỏi phải học đều cả các môn vì nếu học lệch đam mê văn bỏ bê toán học hay ngược lại thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập
Để biết được năng lực học tập mình tới đâu bạn có thực hiện theo các cách sau:
+ So sánh kết quả học tập của bạn với các bạn trong lớp hoặc cùng môn xem tình hình học tập của bạn như thế nào đi lên hay đi xuống cho với giai đoạn khác
+Tự làm bài kiểm tra kiến thức bằng cách làm bài kiểm tra định kì , tổng kết kiến thức bằng sơ đồ tư duy, các bảng tóm tắt công thức cần nhớ….sẽ giúp các bạn nắm được mảng kiến thức nào đã nắm vững, kiến thức nào còn mông lung mơ hồ, kĩ năng giải bài tập đã tốt chưa, điểm mạnh điểm mạnh điểm yếu trong mỗi môn học từ đó các bạn sẽ đưa ra kế hoạch học tập chính xác nhất.



2. Xác định mục tiêu học tập
Làm bất cứ việc gì thì việc xác định mục tiêu là vô cung quan trọng cả học cũng thế,nếu bạn xác định mục tiêu học tập bạn sẽ xác định được phương hướng học tập từ đó bạn sẽ tìm mọi cách để đạt được mục tiêu đã đề nâng cao kết quả học tập.
Khi xác định mục tiêu học tập bạn cần chú ý đến các yếu tố sau: Tính vừa sức, tính cụ thể và tính rõ ràng của mục tiêu
- Tính vừa sức:
+ Mục tiêu bạn đề ra cần phải phù hợp với năng lực của bạn không nên đặt mục tiêu quá cao, vì đặt mục tiêu quá cao sẽ dễ làm bạn nản chí khiến kế hoạch của bạn bị trì hoàn và không tiến hành thực tế được, bạn không thể chạy theo 1 kế hoạch mà nhìn mãi không thấy đích đến.
+ Còn mục tiêu thấp quá bạn dễ dàng đạt được thì sẽ bị nhàm chán, làm mất động lực cố gắng, không tạo được thách thức để bạn cố gắng vượt qua.
Một ví dụ thực tế về việc học từ mới tiếng anh để bạn dễ hình dung chẳng hạn , bạn đề ra mục tiêu học 10 từ mới mỗi ngày là hoàn toàn có thể, nhưng nếu chỉ học có 5 từ thì quá ít và cố gắng học 80 từ một ngày là một mục tiêu quá cao, không thể thực hiện.

- Tính cụ thể:
+ Mục tiêu cần phải có cách thức để đạt được hay nói cách khác khi bạn đặt mục tiêu ra mỗi mục tiêu bạn cần phải trả lời các câu hỏi như: Đối với mục tiêu ấy làm gì để đạt được mục tiêu và đạt mục tiêu đó làm bằng cách nào… ?
+ Ví dụ muốn đạt được mức khá về ngoại ngữ thì phải cụ thể hóa kế hoạch học tập như: mỗi ngày học thuộc 10 từ mới, ôn tập 10 từ cũ; mỗi bài khóa đều học thuộc đến mức có thể viết lại toàn bộ mà không cần nhìn vào sách; khi học bài mới, dành 15 phút ôn lại bài cũ…
- Tính rõ ràng:
+ Một mục tiêu rõ ràng là mục tiêu có thể đánh giá được có thể kiểm tra, đối chiếu để thấy rõ mình đã thực hiện đến đâu và cần bổ sung thế nào?
+ Ví dụ như: từ nay về sau cần nỗ lực học tập để đạt kết quả tốt hơn. Đây là một mục tiêu không rõ ràng, mơ hồ.
+ Cần xác định cụ thể hơn: môn văn, sau mỗi buổi học dành 15 phút ôn tập; trước khi lên lớp học bài, soạn bài mới cẩn thận; mỗi ngày dành khoảng 30 phút để đọc tài liệu tham khảo; mỗi tuần tập viết một bài luận về đề tài tự chọn… cố gắng vượt lên hạng khá. Như vậy mục tiêu đề ra đã rõ ràng hơn. Các môn khác cũng cần có kế hoạch tương tự như thế.



3. Sắp xếp thời gian học tập khoa học
Khi bạn đã xác đinh được mục tiêu học tập thì bước tiếp theo là sắp xếp thời gian học tập để đạt được các mục tiêu đó. Các yếu tố sắp xếp thời gian học tập bao gồm:
- Tính toàn diện: Sắp xếp thời gian học không chỉ bao gồm toàn bộ thời gian học mà còn bao gồm cả thời gian ăn, ngủ, nghỉ… cân đối thời gian học ở trường, giờ học thêm ở ngoài, giờ học ngoại khóa. Đặc thù của mỗi môn học khác nhau vì vậy cần có kế hoạch đầu tư thời gian khác nhau.
- Tình hợp lý: Cần tìm khoảng thời gian thích hợp nhất đối với hoàn cảnh của bản thân để có thể học bài dễ thuộc, làm bài một cách thoải mái và đạt hiệu quả cao nhất. Lúc học nên sắp xếp xen kẽ các môn có hứng thú khác nhau, nhằm giảm bớt căng thẳng. Ví dụ: ôn tập văn xong, giải các bài toán khó, sau đó học ngoại ngữ…
- Tính nặng nhẹ: Căn cứ vào mức độ nặng, nhẹ, gấp hay không gấp của công việc mà sắp xếp thời gian. Cần đặt nhiệm vụ học tập khó khăn hoặc quan trọng lên trước để hoàn thành, bởi lúc ấy tinh lực còn dồi dào, tư duy linh hoạt, tập trung cao. Những việc tương đối dễ để làm sau.
- Thời gian nghỉ  ngơi: Không nên sắp xếp công việc quá dày đặc, như vậy rất khó hoàn thành kế hoạch đề ra. Cần phải cân đối giữa công việc và quỹ thời gian, có những khoảng thời gian trống cần thiết để giải quyết những việc đột xuất. Ngoài ra còn cần có kế hoạch cho những bài kiểm tra (ôn tập, hệ thống hóa kiến thức… trước khi kiểm tra từ 1-2 tuần). Kế hoạch cho những ngày nghỉ, kế hoạch vui chơi, ngoại khóa!
Nhìn chung, đối với học sinh việc đánh giá năng lực học tập và lên kế hoạch học tập là việc rất quan trọng và không thể thiếu được. Kế hoạch học tập sẽ giúp bạn tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc, điều hướng các hoạt động của mình giúp mình thành thói quen tích cực Luôn làm việc có kế hoạch, luôn có ý thức và ý chí thực hiện kế hoạch, biết quản lý bản thân, quản lý thời gian,…

Trong quá trình đánh giá năng lực của bản thân và lên kế hoạch học tập các bạn gặp khó khăn thì hãy liên hệ với Yolearn, chúng mình sẽ giúp bạn xây dựng kế học phụ hợp với khả năng của mình nha!