Kinh nghiệm làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường đề cập tới những hiện tượng, vấn đề đáng chú ý, có sự tác động đến xã hội như bạo hành học đường, tai nạn giao thông, sự vô cảm, tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, những tấm gương tốt...Dưới đây, Yolearn số xin gửi tới bạn kinh nghiệm làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống để tham khảo.
1.Nhận biết.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng đạo lí, bên cạnh những nét khác biệt còn rất nhiều điểm tương đồng. Vì vậy học sinh cần nhận diện rõ đề thuộc kiểu bài nào để có cách làm bài phù hợp.
- Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường đề cập đến những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội như:
+ Ô nhiễm môi trường, sự nóng lên của trái đất, nạn phá rừng, thiên tai lũ lụt…
+ Bạo hành gia đình, Bạo lực học đường, tai nạn giao thông…
+ Tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, hiện tượng chảy máu chất xám…
+ Phong trào tiếp sức mùa thi, giúp đỡ đồng bào lũ lụt, tấm gương người tốt, việc tốt, nếp sống đẹp…
2.Một vài lưu ý.
- Yêu cầu của kiểu bài này là học sinh cần làm rõ hiện tượng đời sống (qua việc miêu tả, phân tích nguyên nhân, các khía cạnh của hiện tượng…) từ đó thể hiện thái độ đánh giá của bản thân cũng như đề xuất ý kiến, giải pháp trước hiện tượng đời sống.
- Cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh làm bài máy móc hoặc chung chung.
Ví dụ: Cùng bàn về vấn đề internet nhưng nếu đề yêu cầu rình bày suy nghĩ về vai trò của internet thì cần nhấn mạnh về vai trò, tác dụng. Còn nếu đề yêu cầu trình bày ý kiến trước hiện tượng “nghiện” internet trong thanh niên hiện nay thì cần chú ý nhiều hơn đến mặt hạn chế và tác động tiêu cực của nó.
- Ngoài việc trang bị cho mình những kỹ năng làm bài, học sinh cần tích lũy những vốn hiểu biết thực tế về đời sống xã hội.
3.Các bước làm bài.
Bước 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài.
+ Giải thích (nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…)cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận.
+ Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng)
Bước 2: Phân tích tác hại, các mặt đúng – sai, lợi – hại và chỉ ra nguyên nhân của vấn đề.
a.Phân tích tác hại, các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề
- Phân tích tác dụng của vấn đề nếu là hiện tượng tích cực.
- Phân tích tác hại của vấn đề nếu là hiện tượng tiêu cực.
- Phân tích cả hai mặt tích cực và hạn chế nếu đề có cả hai mặt.
b.Chỉ ra nguyên nhân.
Bước 3: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng., Giải pháp khắc phục hiện tượng tiêu cực.
Các bài viết phổ biến
- Học sinh mầm non đến THCS, THPT nghỉ đến 15/3 (trừ cuối cấp)
- Hướng dẫn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học năm 2020
- Covid-19 diễn biến phức tạp, các tỉnh gửi hoả tốc cho học sinh nghỉ ngay trong đ...
- 5 tuyệt chiêu viết mở bài áp dụng cho mọi câu nghị luận văn học lớp 11, 12
- Các tỉnh thành thông báo cho học sinh bắt đầu đi học lại từ ngày 20/4
- HS trở lại trường ngày 2/3: Đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của giáo viên và học sin...