Độc đáo: Học Văn bằng phương pháp Sơ đồ tư duy

Thứ năm, ngày 29/08/2019 9950

 

Nhân vật Chí Phèo, Mị hay các vấn đề như văn hóa ứng xử trong lễ hội được học sinh thể hiện sáng tạo qua phương pháp trình bày sơ đồ tư duy.

Tuyệt chiêu:

Ý tưởng học Văn bằng sơ đồ tư duy của thầy Trịnh Quỳnh - giáo viên dạy Ngữ văn, trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định) được xuất phát từ Tony Buzan - người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (sơ đồ tư duy). Phương pháp học sáng tạo này của thầy Quỳnh đang được rất nhiều học sinh trên cả nước lựa chọn làm kim chỉ nam cho cách học môn Văn. Hiện tại, thầy đang là admin của trang Học Văn - Văn học thu hút được gần 700 nghìn người tham gia.

Tác phẩm "Chí Phèo" được thể hiện sáng tạo chỉ trong 1 trang giấy với nhiều màu sắc sinh động

“Để vẽ được sơ đồ, học sinh cần có tư duy hình thành ý, logic và hình ảnh, tránh được việc viết lặp ý, trình bày lan man trong bài làm. Với cách học này, học sinh có thể viết ngắn gọn nhưng vẫn đạt điểm tối đa”, thầy Quỳnh chia sẻ.

Tác phẩm "Vội vàng" - nhà thơ Xuân Diệu qua cách thể hiện của học sinh Lê Thu Trang - lớp chuyên ban khối D, trường THPT Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội.

Chia sẻ về lợi ích của việc vẽ sơ đồ tư duy trong việc học mô Văn, thầy nói: “khi vẽ bản đồ tư duy, bán cầu não trái giúp học sinh có những phân tích, lý luận, bán cầu não phải mang đến các hình ảnh mơ mộng”.

Thầy giáo cũng cho biết, sau khi luyện tập vẽ quen bằng tay hoặc máy tính, học sinh sẽ có tư duy trong sáng, mạch lạc, khi vào phòng thi có thể không vẽ sơ đồ hoặc vẽ sơ lược vẫn hoàn thiện bài tốt.

Sơ đồ tư duy về hình ảnh nhân vật Mị trong - Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Chính bởi những lợi ích mà phương pháp của thầy Quỳnh mang lại, sau khi tham gia nhóm học đã có nhiều học sinh tiến bộ trong việc học môn Văn. Nguyễn Hà Lâm Thy – học sinh lớp 12, trường THPT Nam Hà, TP Biên Hòa, Đồng Nai từng có nhiều tác phẩm vẽ sơ đồ tư duy trên các diễn đàn văn học. Lâm Thy chia sẻ, từ bé, cô đã ước mơ trở thành nhà thiết kế nên rất thích sử dụng hình ảnh trong học tập. Điều này giúp Thy không phải nhớ kiến thức một cách máy móc. 

Một số "tác phẩm" của Lâm Thy: vừa bắt mắt, vừa dễ nhớ đúng không nào?!

Không chỉ ứng dụng với các tác phẩm văn học, sơ đồ tư duy còn được dùng trong thể loại Nghị luận xã hội. 

Nguyễn Huyền Nhung – học sinh trường THPT Liên Hà (Đông Anh, Hà Nội) vẽ sơ đồ tư duy về thực trạng văn hóa ứng xử khi tham gia lễ hội

Trịnh Lê Quỳnh Anh – Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm TP Biên Hòa, Đồng Nai bàn về văn học dân gian, cụ thể là ca dao.

Phương pháp sơ đồ tư duy là phương pháp phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều môn học. Tưởng rằng môn Ngữ Văn - với khối lượng kiến thức lớn, không thể sơ đồ hóa được, nhưng lại được thể hiện sinh động trên trang giấy với nhiều hình vẽ sinh động và cách tư duy logic, giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, dễ hơn. 

Dạy Văn bằng phương pháp sơ đồ tư duy cũng được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng giáo viên. Trên Yolearn, các bài giảng môn Ngữ Văn cũng được cô Hoàng Thơm - giáo viên trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, giải Nhì giáo viên dạy giỏi tp Hà Nội hệ thống hóa theo phương pháp sơ đồ tư duy:

Đăng kí làm học viên lớp Tổng ôn - Cấp tốc Ngữ Văn 12 THPTQG  của cô Hoàng Thơm trên Yolearn để trải nghiệm phương pháp học môn Văn hoàn toàn mới nhé!